Ngành Thú Y (Bác sĩ Thú Y) nên học trường nào?

Chăm sóc vật nuôi đang là một trong lĩnh vực tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm gần đây khi nhu cầu nuôi và chăm sóc thú cưng và chăn nuôi gia cầm, gia súc đang dần tăng vọt tại nước ta. Ngành Thú y từ đó cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một hướng đi mới cho bản thân. Vậy ngành học này có những gì cần tìm hiểu? Tham khảo ngay nhé.

Giới thiệu chung về ngành Thú Y

Thú Y là gì?

Thú Y là ngành học đào tạo các bác sĩ Thú Y, chuyên chăm sóc sức khỏe cho thú nuôi, động vật.

Thú cưng hiện nay đang là một trong những phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Việc chăm sóc sức khỏe cho chúng không phải là việc của các bác sĩ thông thường mà là của bác sĩ Thú Y – bác sĩ chỉ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các em pet. Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi động vật hiện nay cũng cần phải có sự tư vấn của các bác sĩ Thú Y trong việc phòng chống, điều trị bệnh tật để có thể đảm bảo năng suất trong chăn nuôi. Do vậy nên ngành Thú Y có liên hệ rất chặt chẽ với ngành Chăn nuôi.

Chương trình đào tạo ngành Thú Y sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức để có thể:

  • Chẩn đoán bệnh và điều trị cho thú cưng, động vật chăn nuôi
  • Biết sử dụng các loại dược phẩm, vắc xin, hóa chất để phòng trị bệnh cho động vật
  • Biết xây dựng chương trình đảm bảo sức khỏe cho các vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi
  • Nắm bắt được luật Thú Y và thị trường thuốc cho động vật
  • Hiểu biết thêm về lĩnh vực chăn nuôi

Các trường đào tạo ngành Thú Y

Nếu như bạn chưa biết lựa chọn trường nào để đăng ký học ngành Thú Y thì có thể tham khảo danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Thú Y trong Năm 2024, cụ thể như bảng dưới đây.

Các khối thi ngành Thú Y

Dù ngành Thú Y có khá ít trường đào tạo nhưng số lượng các khối bạn có thể sử dụng để xét tuyển vào ngành học này lại khá đa dạng. Dưới đây là những tổ hợp môn bạn có thể sử dụng trong Năm 2024 để đăng ký xét tuyển vào ngành Thú Y của các trường phía trên.

Các khối xét tuyển ngành Thú Y bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)

Chương trình học ngành Thú Y

Theo học ngành Thú Y sẽ phải học những gì? Chắc hẳn đây cũng là điều mà nhiều bạn thắc mắc. Nếu bạn thực sự quan tâm thì có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Thú Y.

Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường

Sau khi hoàn thành chương trình học như trên, các bạn đã có được một lượng kiến thức để có thể bắt đầu công việc của mình. Tuy nhiên trong quá trình làm việc hãy luôn học hỏi và tiếp thu thêm những kinh nghiệm làm việc quý báu khác nhé.

Các công việc ngành Thú Y và địa điểm làm việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Thú Y bao gồm:

  • Bác sĩ Thú Y tại các Viện Thú Y, Viện chăn nuôi, Cục Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Chi cục Thú Y các tỉnh…
  • Kỹ thuật viên hỗ trợ trong việc phòng chống, chẩn đoán và điều trị bệnh tại các trang tại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Nhân viên kỹ thuật tại các công ty sản xuất, phân phối thuốc và vật nuôi cho động vật.
  • Chuyên viên chăm sóc sức khỏe động vật hoang dã tại vườn thú, trung tâm giải trí
  • Tự thành lập đại lý kinh doanh thuốc, thức ăn, vắc xin phòng bệnh cho thú nuôi
  • Phòng khám Thú Y dành cho phú nuôi
  • Kinh doanh phụ kiện vật nuôi
  • Cán bộ giảng dạy ngành Thú Y hoặc ngành liên quan tại các Đại học ngành thú y, cao đẳng.

Đăng ký trực tuyến

Sơ đồ đường đi