Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực trong ngành này ngày càng tăng cao, dễ xin việc nhất trong thời gian tới.
Ngành thú y là ngành nghiên cứu, đào tạo năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh cho động vật: Gia súc, gia cầm, thú cưng, động vật nuôi trong sở thú, động vật hoang dã.
Trước đây ngành học này không được ưa chuộng. Tuy nhiên những năm gần đây ngành chăn nuôi phát triển cả về quy mô và tính chuyên môn hóa, từ chăn nuôi nhỏ lẻ đang dần chuyển sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững. Từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, khi mức sống tăng cao, nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc cho thú cưng cũng tăng theo, các bệnh viện, phòng mạch cho thú cưng đang nở rộ, nhất là ở các thành phố lớn. Nắm bắt nhu cầu này, ngành thú y trở thành ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Ngành thú y ngành càng thu hút các bạn trẻ, đây được đánh giá là ngành học hot trong mùa tuyển sinh năm nay
Khi sinh viên theo học ngành Thú y sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng như: Chẩn đoán bệnh thông thường; cách sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vắc xin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho các trại chăn nuôi; nắm bắt luật thú y, thị trường thuốc, chăn nuôi… Ngoài ra, học thú y sẽ hiểu biết về một số lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, trồng trọt, thủy sản,...
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt); ngoại khoa và giải phẫu bệnh, pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…
Ngành học đầy triển vọng nhưng vẫn "đỏ mắt" tìm người
Ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực (Bộ GD&ĐT) chia sẻ số liệu thống kê năm 2020, nhóm 1 bao gồm ngành Dịch vụ vận tải đạt 89,2% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, ngành Nghệ thuật đạt 85,4%. Đáng nói, ngành Thú y đạt tới 85,2%.
Cũng theo các số liệu thống kê, ngành Thú y ở Việt Nam được đánh giá là một ngành vô cùng triển vọng trong thập kỷ tới. Chỉ tính đến năm 2020, khối ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp thiếu hụt đến 3,2 triệu nhân lực, trong đó, ngành Thú y gần như xuất hiện trong hầu hết các công tác ngành Nông-Lâm-Ngư.
Tuy nhiên, số lượng trường Đại học đào tạo và sinh viên ra trường hàng năm của nhóm ngành này không nhiều trong khi thị trường việc lại đang "ráo riết" truy tìm người tài. Trước độ "khát" của thị trường ngành Thú y, cơ hội việc làm rộng mở với mức lương khá là hoàn toàn có thể với sinh viên lựa chọn ngành học này.
Theo đó, mức lương trung bình của ngành Thú y dao động từ 10 – 30 triệu/tháng cho sinh viên mới ra trường. Vì nguồn đào tạo khan hiếm cùng với nhu cầu nhân lực chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp ngành Thú y vẫn sẵn sàng thảo luận mức lương 20 - 40 triệu đồng/tháng cho vị trí Kỹ sư thú y.
Chủ tịch Hội đồng quản trị một tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, vắc xin… từng chia sẻ: "Chúng tôi tuyển một kế toán, trả lương 6-8 triệu là tuyển được người xuất sắc, trong khi đó, tuyển một người học chăn nuôi Thú y, trả lương 20 triệu, vẫn bị… bấp bênh".
Ngành thú y có cơ hội việc làm rộng mở sau khi ra trường cùng với mức lương hấp dẫn
“Nhu cầu nhân lực ngành Thú y trong nhiều năm trở lại đây đều ở mức cao, vị trí làm việc rất đa dạng. Sinh viên có thể làm trong cơ quan nhà nước; các công ty sản xuất thuốc, vắc-xin phục vụ cho chăn nuôi, thú cưng hoặc làm việc trong các bệnh viện, phòng khám thú y. Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên ra trường lựa chọn tự thân lập nghiệp, mở trang trại với quy mô rất lớn.
Mức lương của ngành nghề này cũng rất đa dạng. Với các bạn sinh viên mới ra trường, mức lương dao động trong khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng. Với những sinh viên có khả năng tiếng Anh tốt, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ giỏi, mức đãi ngộ có thể lên tới 20 - 30 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn. Nhìn chung, mức lương sẽ tương ứng với trình độ của từng sinh viên” .
Học ngành Thú y học ở đâu, ra trường sẽ làm gì?
Hiện nay, ở nước ta có một số trường đại học tuyển sinh, đào tạo ngành Thú y. Nếu bạn có mong muốn trở thành bác sĩ thú y, có thể đăng ký khoa thú y - Trường Đại học Đông Đô, địa chỉ: Số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội, liên hệ thầy Bình để được tư vấn: 0983.504.890 . Trường ở Trung tâm thủ đô Hà Nội: hàng năm sinh viên được đi đến cơ sở thực tập, thực hành: tại các phòng khám, bệnh viện thú y, công ty thuốc thú y, trang trại,... tăng tính thực tế - cọ xát với công việc, được tận tay khám chữa bệnh cho vật nuôi, biết các loại thuốc chữa từng bệnh cho vật nuôi, được học Spa cho chó mèo miễn phí, được tiếp cận với máy móc hiện đại nhất trong ngành thú y. Với những gì được thực hành tại các cơ sở sinh viên có thể đi làm việc được ngay khi vẫn còn học tại nhà trường. Các cơ sở sẽ mức lương rất tốt để tạo cho sinh viên có thu nhập và tạo động lực để sinh viên ngày càng cố gắng hơn.
Tại sao nên học ngành Thú Y tại Đại học ngành thú y Đông Đô?
- Cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích với hệ thống phòng máy tính, wifi phủ sóng toàn trường, hệ thống thư viện, phòng tập GYM …..;
- Đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.
- Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi;
- Cơ hội kết nối doanh nghiệp, thực tập và nhận việc chính thức ngay từ khi ngồi trên giảng đường;
- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ,…;
- Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả. Được giao lưu với sinh viên trường Đại học lớn tại Hà Nội.
- Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội;
- Cơ hội được giới thiệu việc làm tại các đơn vị.
Với tấm bằng Thú y, bạn có nhiều cơ hội việc làm. Trong đó một số cơ hội việc làm tại các cơ quan đơn vị sau:
- Tại các phòng mạch hoặc bệnh viện thú y, phòng xét nghiệp thú y khoa;
- Các công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi, gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
- Cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái
- Làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo chuyên ngành Thú y.
- Làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp thuộc nhà nước như: Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục Thú y của Tỉnh, quận, huyện, các cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tự mở công ty kinh doanh thuốc thú y, phòng khám, Bệnh viện thú y hoặc trại chăn nuôi của cá nhân.
- Chuyên viên nghiên cứu tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y.
Những hình ảnh hoạt động ngành Thú Y - Đại học Đông Đô