TUYỂN SINH NGÀNH THÚ Y TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tìm hiểu chung về cơ hội việc làm ngành Thú Y
1. Ngành Thú Y là gì?
Ngành Thú Y chuyên nghiên cứu các chuyên môn về lĩnh vực Thú Y. Bác sĩ Thú Y sẽ là người chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho vật nuôi, từ đó mà góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, còn có kỹ sư Thú Y, đây cũng là một vị trí gần tương tự với bác sĩ Thú Y, chuyên nghiên cứu và thí nghiệm các lĩnh vực Thú Y như: chăn nuôi, thức ăn vật nuôi, các loại thuốc, vacxin dành cho vật nuôi,… Cũng giống như những nghề khác trong khối ngành y tế, để được làm việc trong ngành Thú Y, bạn sẽ cần trải qua quá trình học tập tại các Đại học ngành thú y, cao đẳng trên toàn quốc.
2. Cơ hội việc làm của ngành Thú Y
Theo như số liệu thống kê và phân tích về nhu cầu lao động vào Năm 2023, ở Việt Nam sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu nhân lực trong ngành Nông – Lâm- Ngư nghiệp. Hiện nay, số lượng các trường đào tạo ngành Thú Y và số lượng sinh viên ra trường hàng năm của ngành này không nhiều, mà nhu cầu tuyển dụng lại rất lớn. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho các sinh viên ngành Thú Y, bởi nhu cầu dành cho vật nuôi đang dần phát triển theo sự phát triển về kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. Chính điều này cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ theo học ngành Thú Y.
Tốt nghiệp ngành Thú Y với tấm bằng bác sĩ Thú Y thì ngay lập tức các bạn có thể được vào làm việc tại các cơ quan của nhà nước từ Trung ương đến địa phương như các trạm Thú Y hay viện nghiên cứu, … Ngoài ra, các bác sĩ Thú Y cũng có thể đầu quân cho phòng mạch hoặc bệnh viện Thú Y hay làm cho các phòng xét nghiệm Thú Y khoa. Hơn nữa, khi có đủ điều kiện và năng lực thì các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám, mở bệnh viện Thú Y của riêng mình.
Công việc của một bác sĩ Thú Y
1. Khám chữa bệnh cho động vật
Công việc chủ yếu của một bác sĩ Thú Y là khám bệnh cho động vật, dù ở bất cứ vị trí nào bác sĩ cần phải tuân thủ các bước sau:
Khi nhận được yêu cầu từ nhân viên chăm sóc hoặc khách hàng, bác sĩ sẽ phải lập phiếu điều trị theo mẫu của từng đơn vị. Sau đó sẽ quan sát tình trạng của động vật trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Trong quá trình này, bác sĩ cần hỏi khách hàng về tiền sử bệnh của động vật. Xác định được bệnh cần tiến hành điều trị ngay cho động vật.
Trong quá trình thăm khám cần nhẹ nhàng với động vật, nếu động vật đang trong trạng thái hoảng sợ hoặc sốc thuốc thì tuyệt đối không được tiêm chủng hay có bất trì thao tác nào khác. Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, dụng cụ y tế sạch sẽ và kiểm tra hạn sử dụng , liều lượng, chỉ định và chống chỉ định thuốc cùng với khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau khi điều trị, phải gom lại rác thải y tế đúng nơi quy định. Sau khi khám chữa bệnh xong nếu phải ở lại theo dõi bác sĩ cần bố trí chỗ ở sạch sẽ cho chúng còn nếu được về luôn thì cần hướng dẫn khách hàng thật cẩn thận về cách dùng thuốc.
2. Công việc phối giống trong chăn nuôi
Khi nhận được nhiệm vụ phối giống từ nhân viên chăn nuôi, nhân viên y tết sẽ tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe của con vật, những loài có giống tốt cần xem xét để tránh tình trạng đồng huyết và đưa đến chuồng phối biệt lập. Sau khi xác định giống phối và ngày đẻ cho động vật bạn cần ghi rõ số hiệu của bố và mẹ để tránh nhầm lẫn sau này. Công tác phối giống cần được bác sĩ, nhân viên tiến hành đúng theo quy trình chuyên môn và của trang trại phối giống.
3. Phòng ngừa bệnh tật cho động vật
Để đảm bảo quy tắc vàng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” các bác sĩ Thú Y cần phối hợp với nhân viên Thú Y ở địa phương để tiêm chủng phòng ngừa cho động vật các loại bệnh phổ biến. Nếu những con nào chưa kịp tiêm chủng thì cần tách đàn, đánh dấu và tiến hành tiêm bổ sung sau. Sau khi tiêm phòng phải tiến hành ghi sổ do nhân viên Thú Y địa phương cung cấp để tiện cho quá trình theo dõi sau này.
4. Tổng vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi
Thực tế thì công việc của một kỹ thuật viên thú ý vô cùng phong phú và đa dạng. Điều này thể hiện ở quy trình tiêu độc, sát trùng và xử lý rác thải y tế chuồng trại. Ngoài ra, kỹ thuật viên Thú Y cần lên kế hoạch vệ sinh chuồng trại định kỳ để đảm bảo cho động vật có môi trường sống thoải mái, sạch sẽ và không sinh ra vi khuẩn lây bệnh. Khi vệ sinh cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị dụng cụ y tế thật kỹ lưỡng và đúng nơi quy định. Nếu trong trường hợp thấy có xác thú, chất thải y tế hoặc bệnh phẩm cần xử lý phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đúng cách, tránh trường hợp lây lan dịch bệnh.
5. Các nhiệm vụ khác
Ngoài những nhiệm vụ trên đây bác sĩ Thú Y cũng cần thực hiện các nhiệm vụ khác như:
Thực hiện các đề án nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng, chữa bệnh cho động vật;
Nghiên cứu ra các loại thuốc Thú Y mới;
Lập báo cáo xuất-nhập-tồn của các loại thuốc Thú Y và kế hoạch mua thuốc.
Lập báo cáo ca khám chữa bệnh định kỳ (với vị trí bác sĩ làm việc trong các cơ sở y tế) hoặc lập báo cáo theo dõi số lượng, xu hướng mắc bệnh (với vị trí kỹ thuật viên Thú Y trong các trang trại);
Phối hợp với các doanh nghiệp địa phương đề xuất phương án phòng bệnh tốt hơn cho động vật bằng cách nâng cao các cơ sở vật chất, chất lượng thực phẩm, thuốc chữa bệnh,...
Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên Thú Y phải không nào? Nếu bạn đang mong muốn làm việc trong ngành Thú Y thì hãy tìm cho mình một nơi làm việc phù hợp với bản thân nhé. Chúc bạn thành công!
Đăng ký học ngành Thú Y thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ sau:
Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0983 504 890 (Thầy Bình)