Ngành Thú y có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước

Ngày 11/7, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950 - 11/7/2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Nhiều tập thể, cá nhân của ngành Thú Y được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã đọc Thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi cán bộ, công chức, viên chức người lao động và doanh nghiệp ngành Thú Y. Trong thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng chúc mừng, ghi nhận và biểu dương các thành tích mà ngành Thú Y đã đạt được, đồng thời chỉ đạo ngành quyết liệt đổi mới, đoàn kết thống nhất, trách nhiệm, hiệu quả và chủ động hội nhập, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật... đây là những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành Thú Y.

Ôn lại chặng đường xây dựng và phát triển 70 năm qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 125-SL về bài trừ dịch tễ. Đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên của nước ta về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Trên cơ sở đó, Ngành Thú Y Việt Nam đã từng bước được xây dựng, phát triển mạnh mẽ, bám sát các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước và nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng.

Để ghi nhận những cống hiến, phát huy vai trò và truyền thống của ngành Thú Y, ngày 12/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 664/QĐ-TTg về ngày truyền thống ngành Thú Y, lấy ngày 11/7 là "Ngày truyền thống của ngành Thú Y".


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đọc diễn văn khai mạc tại buổi lễ. Ảnh: An Đăng/TTXVN
70 năm qua, ngành Thú Y đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật về Thú Y khá toàn diện, có tính thực thi cao và hội nhập quốc tế. Xây dựng được hệ thống Thú Y các cấp, lực lượng các doanh nghiệp hoạt động về Thú Y ngày càng lớn mạnh, có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm Thú Y. 

Ngành Thú Y Việt Nam đã đào tạo được nguồn nhân lực sáng tâm đức, vững tay nghề, giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành, yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước; tổ chức phòng, chống và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền lây từ động vật sang người, xây dựng hơn 2.000 vùng, chuỗi sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành Thú Y đã trực tiếp hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, sản xuất nhiều sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh Thú Y, an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hằng năm xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt khoảng 10 tỷ USD.

Việt Nam hiện có 78/78 cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP. Các doanh nghiệp đã sản xuất được hơn 12.000 sản phẩm, đáp ứng hơn 80% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; đã xuất khẩu thuốc Thú Y đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch hàng chục triệu đô la Mỹ môi năm. 

Đặc biệt, ngành Thú Y Việt Nam có 10 doanh nghiệp sản xuất được trên 150 sản phẩm vaccine các loại; trong đó, đã sản xuất được hầu hết các loại vắn xin phòng các bệnh quan trọng như vaccine cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, dại và nhiều sản phẩm phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, thành tích, sự nỗ lực phấn đấu cùng những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, của đội ngũ làm công tác Thú Y qua 70 năm xây dựng và phát triển đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá, biểu dương, ghi nhận rất sâu sắc trong Thư chúc mừng. 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý, trước những khó khăn thách thức, yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ tham gia sâu, thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm đối với cam kết quốc tế FTA thế hệ mới về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến khó lường, đòi hỏi ngành Thú Y tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất các loại vaccine thế hệ mới, các sản phẩm để chẩn đoán, xét nghiệm, phòng chống các bệnh nguy hiểm; tăng cường nguồn lực trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Thú Y; 

Ngoài ra, ngành Thú Y cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các phần mềm trực tuyến trong công tác kiểm dịch, quản lý thuốc Thú Y, chẩn đoán bằng hình ảnh, giám sát dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh, giám sát tồn dư kháng sinh; đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, kết nối, xúc tiến đầu tư... góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thí sinh muốn học ngành Thú Y có thể  chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp về phòng tuyển sinh theo địa chỉ: 

Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0983.504.890 (Thầy Bình)

Đăng ký trực tuyến

Sơ đồ đường đi