TUYỂN SINH NGÀNH THÚ Y TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Báo cáo của Pet Fair Asia cho thấy ngành Chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á đạt doanh số là 4 tỉ USD. Trong đó, riêng Việt Nam chiếm đến 13%, tương đương với 500 triệu USD và được dự báo sẽ tăng trưởng 11% hàng năm.
Doanh số của ngành Chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á là 4 tỉ USD, trong đó Việt Nam chiếm 13%.
Những con số tích cực trên đã khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng tại Việt Nam là rất khả quan.
Cơ hội thâm nhập thị trường của ngành công nghiệp thú cưng
Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu một thế hệ người trẻ năng động, hiểu biết với lối tư duy cởi mở. Cùng với đó là mức độ thâm nhập internet rất cao.
Báo cáo của We are social tháng 1 Năm 2024 cho thấy Việt Nam có gần 72 triệu người dùng internet. Trong đó, có đến 68 triệu người thường xuyên hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội cũng như sử dụng internet hơn 6 giờ mỗi ngày.
Theo đà phát triển của xã hội, khi đời sống vật chất được nâng cũng là lúc con người chú trọng hơn cho những nhu cầu về tinh thần. Và trong số những hoạt động làm phong phú hơn đời sống tinh thần, không thể không kể đến việc nuôi thú cưng.
Thói quen nuôi chó, mèo trong nhà vốn có từ xưa, nhưng giới trẻ Việt Nam hiện nay đang biến thói quen này trở thành một phong cách sống. Họ chăm sóc và dành nhiều tình cảm cho thú cưng, thậm chí xem chúng như một thành viên trong gia đình.
Thói quen sử dụng internet và tiềm năng của thị trường thú cưng đã tạo cơ hội lớn cho nền tảng công nghệ Pety thâm nhập thị trường Việt Nam.
Ứng dụng Pety dành cho những người yêu thú cưng có lợi thế với cộng đồng hơn 30 ngàn thành viên. Theo đó, Pety đã tiến hành khảo sát và tham khảo một số báo các quốc tế để xem xét nhu cầu cũng như hành vi người nuôi thú cưng tại Việt Nam.
Qua đó, Pety hy vọng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành Chăm sóc thú cưng có thêm nhiều thông tin tham khảo trong việc phát triển kế hoạch kinh doanh và truyền thông phù hợp.
Nhu cầu chăm sóc và sử dụng dịch vụ thú cưng gia tăng
Trong thời gian gần đây, nhu cầu nuôi và chăm sóc thú cưng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Thậm chí, thú cưng còn được “nhân cách hoá” và được xem như một thành viên trong gia đình.
Điều này đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cũng như dịch vụ thú cưng. Theo khảo sát về mức chi tiêu dành cho thú cưng, chi phí đồ ăn chiếm đến 77%; chi phí đồ dùng, phụ kiện và chăm sóc là 23%.
Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu của chủ thú cưng.
Thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam rất đa dạng với các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan, Pháp, Mỹ,… Khách hàng có thay đổi khẩu vị cho thú cưng của mình một cách dễ dàng, từ thức ăn dạng hạt cho đến thịt xay đóng hộp.
Kết quả khảo sát về thói quen mua sắm thức ăn thú cưng.
Khảo sát cũng cho thấy 14% thức ăn cho thú cưng là thức ăn khô hoặc đồ hộp, thức ăn tươi nhà làm chiếm đến 29%.
Ưu điểm của thức ăn khô là tiện lợi và dễ sử dụng. Còn thức ăn tươi lại có nhiều dinh dưỡng và hương vị thơm ngon hơn. Do đó, chủ thú cưng thường có xu hướng kết hợp cả hai dạng thức ăn này trong quá trình chăm sóc thú cưng.
Bên cạnh đó, dịch vụ dành cho thú cưng cũng ngày một phong phú và đa dạng hơn. Một số dịch vụ phổ biến có thể kể đến là Thú Y, spa grooming, trông giữ thú cưng, phối và nhân giống,...
Ngoài ra, thị trường cũng có một số dịch vụ đặc biệt như hoả thiêu và nghĩa trang cho thú cưng. Loại dịch vụ này có chi phí khá cao, tuỳ từng gói dịch vụ mà chi phí có thể lên đến từ 3 đến 10 triệu đồng.
Khảo sát về hành vi tìm kiếm sản phẩm dịch vụ thú cưng.
Dựa theo khảo sát trên, có đến 87% khách hàng tìm kiếm thông tin online về dịch vụ thú cưng.
Tuy nhiên, người nuôi thú cưng vẫn có thể gặp phải những bất cập do thiếu thông tin chính xác, khó tìm phòng khám uy tín, không được cung cấp thông tin rõ ràng về chất lượng dịch vụ cũng như chi phí,...
Do đó, việc tham khảo nhận xét, review của người đã sử dụng dịch vụ được xem là phương thức phổ biến để khách hàng quyết định có nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay không.
Lợi thế cho các thương hiệu thú cưng: sự tiện lợi và cá nhân hoá
Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm bắt là sự gia tăng về nhu cầu tìm kiếm cũng như sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thú cưng của người nuôi. Họ hướng đến việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho thú cưng.
Do đó, tương lai của thị trường chăm sóc thú cưng không dành cho những sản phẩm và dịch vụ hàng loạt và được tiêu chuẩn hoá.
Theo đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh tăng cao, để hỗ trợ người nuôi giám sát cũng như tương tác với thú cưng. Các doanh nghiệp có khả năng cung cấp sự tiện lợi, cá nhân hoá cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng sẽ phát triển mạnh.