TUYỂN SINH NGÀNH THÚ Y TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thân gửi những người đã, đang và sẽ học ngành Thú Y!
Câu chuyện thứ nhất
18 tuổi – lần đầu tiên bước chân ra khỏi nhà và “dấn thân” vào một trường ĐH với một chuỗi những câu hỏi:
- Lớp liệu có con gái không?
- Học có vất vả không? Chắc toàn thực hành nhỉ?
- Chắc toàn mổ xẻ, giao kéo….?
- Hết thời phổ thông rồi chắc mấy cái toán, lý, hóa bỏ qua nhỉ?
Bla bla…
Kết quả là:
- Lớp 2/3 là nữ (có khi bây giờ là 80% ý nhỉ :D)
- Học tín chỉ, nói vất vả thì không hẳn nhưng hơn ngành khác là có thực hành :v
- Chuyện mổ xẻ, dao kéo… thì khoảng năm thứ 3 mới được chính thức sờ vào, mà còn ít khi nữa L. Vì lớp đông quá, kinh phí của nhà trường thì hạn hẹp…
- Học năm nhất, năm 2 đầu sẽ toàn là Toán cao cấp, vật lý đại cương, Hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa sinh, lại còn Tiếng Anh, Tâm lý học, Tin học …. Các môn liên quan đến sinh học thì khỏi phải nói làm gì. Từ Sinh đại cương (môn này trượt nhiều lắm :( không phải vì khó, mà nhiều “giới” với lại đề cương nó cũng dài dài :D) đến các môn Giải phẫu, Sinh lý… tuốt tuồn tuột đều dính đến SINH.
Và… cũng đừng hoảng khi “Chúng nó học cao đẳng, trung cấp giờ học tới chuyên ngành rùi sao mình học đại học tận 2 năm mà vẫn chưa biết gì vậy?” Đơn giản vì: sau này nghiệm lại mới thấy nếu những thứ trước đây mình cho là “thừa” sau này sẽ thực sự cần để xâu chuỗi lại kiến thức chuyên ngành :D. Lại ngồi tiếc rẻ, giá như… Vậy đấy, “biết trước thì đã giàu”.
Thế rồi… trong đầu nảy ra ý tưởng “nhảy trường”. Nào là “con(em/cháu…) thấy mình không hợp với ngành này, con thích ngành ABC… gì đó, vì XYZ… gì gì đó…”.
Nhưng bạn biết không? “Đôi khi, nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề”. Đừng vội đóng mình trong cái tư tưởng “học Thú Y sau này phải làm Thú Y”. Vì Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp lớn, bản thân những Sếp ở đó đa phần đều học Thú Y :D Học Thú Y nhưng họ làm marketing, kinh doanh… không thua kém những người học các trường Kinh tế. Nói tiếng Anh như gió, đi nước ngoài như đi chợ vì biết muốn phát triển thì phải có những nhà phân phối, đối tác chiến lược đến từ “nước ngoài”. Luật pháp nắm vững vì để thành lập một công ty đâu phải chuyện đùa. Và có rất nhiều điều khác nữa, những điều mà bạn nghĩ rằng “phải học ở trường kinh tế mới làm được kinh tế” :v. Đương nhiên, mình sẽ không phủ nhận việc chọn đúng ngành mình thích và được đào tạo bài bản thì sẽ có lợi thế hơn :3
Phòng thí nghiệm (ảnh minh họa)
Câu chuyện thứ hai
“Năm thứ 3 đại học với cái đầu óc ở trên mây và những ý nghĩ mơ hồ về chuyên ngành của mình tớ đi thực hành Sinh lý. Một con thỏ New Zealand béo tròn, mắt đỏ, trắng tinh như một cục bông gòn được để lên một cái giá và bắt đầu bài học. Bài học, hay một cuộc tra tấn đối với loài vật? Bị mổ bụng, moi ruột để xem nhu động ruột, bị chọc vào cổ để xem dây thần kinh; bị chọc vào tim để xem rung động của hệ tim (hay đại loại thế). Thật là kinh khủng!
Bạn sẽ thốt lên “sao ác thế?”, “cái quyền animal welfare đâu hết rùi?” và chính bản thân tớ cũng tự hỏi “Tại sao không gây mê cho nó?”. Một số câu trả lời được đưa ra như “Nếu gây mê thì những dao động sẽ không chuẩn”. “Vậy con thỏ sở hãi đến cùng cực sẽ cho kết quả chuẩn à?”. Nhưng cái chính của vấn đề này là: KINH PHÍ. Ai sẽ chi trả tiền cho thuốc gây mê, gây tê? Trong khi, phí để trả cho vấn đề về điện, nước, máy móc, giáo viên và tiền mua động vật thí nghiệm đã khiến Khoa phải bù lỗ rồi?
Và, mình của năm đó quyết định “bỏ nghề” nếu như không có một câu nói níu lại “Đôi khi, nghề chọn mình, chứ không phải mình chọn nghề em ạ!”.
Mổ xẻ pro (ảnh minh họa)
Câu chuyện thứ 3
Đôi khi có người hỏi mình:
- “5 năm học Thú Y, em có thấy tiếc không vì đáng ra kiểu người như em sẽ hợp với ngành ABC gì đó?”.
Mình trả lời rất nhanh chóng, thẳng thắn và đơn giản:
- “Em không thấy tiếc và không thấy hối hận”.
Vì, 5 năm đi học mình đã gặp được rất nhiều bạn bè, thầy cô tốt. Môi trường bên đó rất bình yên, an toàn và luôn khiến mình cảm thấy thoải mái. Và học Thú Y cũng có cái thú vị riêng :D
Đôi khi, đơn giản thế này thôi, nhưng đủ níu giữ những ai đã trót “đưa chân vào ngành thú ” :v
SV Thú Y biết lấy ven và truyền nước cho nhau (đỡ phải qua trạm xá, tốn $). Vì ven của động vật khó nhằn mà còn lấy được nữa là :D
SV Thú Y biết tự chẩn bệnh, tự bốc thuốc, kê đơn đối với những bệnh đơn giản. Vì kháng sinh có từng ấy loại thôi, chữa cho động vật với chữa cho người chỉ khác nhau liều lượng, cách sử dụng, phương pháp bào chế thôi mà :D (liều thì thôi rồi, nhưng những bệnh đơn giản kiểu cảm cúm vớ vẩn, ghẻ lở thì sợ gì.hehe)
SV Thú Y biết chăm sóc và yêu quý động vật… Cái này là đương nhiên. Bật mí nhá chàng/nàng sẽ đổ rầm rầm trước một nhân vật giàu tình thương như bạn đấy :P
SV Thú Y cũng có một khoảng thời gian tham gia các hoạt động tình nguyện để kịp sống với niềm đam mê “cống hiến sức trẻ”.
SV Thú Y có các CLB chuyên ngành để rèn luyện các kỹ năng mềm… Có một list học bổng do các công ty tài trợ và có rất nhiều cơ hội việc làm :D
Truyền nước cho em cún :D (Ảnh minh họa)
Tạm kết
Đi học khác, đi làm khác (cố nhân nói cấm có sai :P ). Vậy nên, những ai đang học Thú Y thì cố gắng ra trường đúng thời hạn nhé, 5 năm không dài đâu (mà là cực kỳ dài, nhất là khi lũ học 4 năm ra trường hết :v). Những ai đã học Thú Y thì tiếp tục cày với ước mơ trở thành Đại lý lớn, công ty hàng đầu, hay là Giảng viên đi “gõ đầu sinh viên (và những dự án mang tầm quốc gia, quốc tế); hoặc làm trong nhà nước :D. Túm lại là chúc thành công với những ai có đam mê và mơ ước. Còn những ai sắp vào ngành Thú Y thì cứ cố gắng “mài đũng quần trên ghế nhà trường” để luyện thi đi nhé, phút thứ 89 quyết định cũng chẳng sao. Quan trọng là phải thích, phải đam mê thì mới thành công được :D. Còn những ai học xong Thú Y mà không thấy đam mê thì cũng đừng nản nhá, vì không học sao biết mình không thích :D.
Tiêm cho gà :P (Ảnh minh họa)
Thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp về phòng tuyển sinh theo địa chỉ:
Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0983.504.890 (Thầy Bình)