TUYỂN SINH NGÀNH THÚ Y TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc, bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến Năm 2023, nguồn nhân lực trong ngành nông - lâm - ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.
Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,…
Các bạn cùng tìm hiểu về 2 ngành: Thú Y và Chăn nuôi ở trình độ đại học. Mỗi ngành có các chuyên ngành với mục tiêu chung là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực chăn nuôi thú, sức khỏe thú nuôi cung cấp thực phẩm và thú cảnh tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, số lượng lớn và an toàn cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.
NGÀNH Thú Y
Cung cấp nguồn nhân lực bác sĩ Thú Y có chuyên môn về Thú Y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình Thú Y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật Thú Y, thị trường thuốc Thú Y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
Bác sĩ Thú Y có các kỹ năng như nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc Thú Y; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành; nắm vững và thực hiện pháp lệnh Thú Y, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, chống bệnh, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm soát sát sinh, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến Thú Y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm Thú Y; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo; tổ chức, điều hành hoạt động phòng khám Thú Y.
Bác sĩ Thú Y sẽ chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…v.v.
Đối với Dược sĩ Thú Y, ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, sinh viên sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược Thú Y,...
Việc làm: Bác sĩ Thú Y có thể làm việc tại cơ quan Thú Y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục Thú Y Tỉnh, Trạm Thú Y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) Thú Y, phòng xét nghiệm Thú Y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc Thú Y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật Thú Y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành. Bác sĩ Thú Y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan Thú Y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) Thú Y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược Thú Y.
NGÀNH CHĂN NUÔI
- Chuyên ngành công nghệ sản xuất động vật (Chăn nuôi)
Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn về chăn nuôi, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; xây dựng và thực hiện, chỉ đạo thực hiện các qui trình chăn nuôi cho các loài thú nông nghiệp; có hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các loài thú nông nghiệp; hiểu biết về thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như các bệnh thông thường của thú nuôi, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
Có các kỹ năng như kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi, nhất là về lãnh vực di truyền giống, thụ tinh nhân tạo và phân tích thức ăn; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành; thực hiện, chỉ đạo thực hiện các quy trình chăn nuôi tại trại chăn nuôi; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo.
- Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Cung cấp những kỹ sư chăn nuôi chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng động vật, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong tổ hợp và sản xuất thức ăn chăn nuôi hợp lý cùng với am tường về công tác giống, công tác kỹ thuật nuôi, thiết kế chuồng trại, vệ sinh Thú Y,… góp phần tăng năng suất vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đào tạo kỹ sư về di truyền giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý sản xuất với kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về dinh dưỡng các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, về nghiên cứu và tổ hợp khẩu phần cũng như sử dụng các dây chuyền tự động, các thiết bị chuyên dùng trong phân tích chất lượng nguyên liệu và thành phần thức ăn chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kế toán tài chính, kỹ thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh.
Việc làm: Kỹ sư Chăn nuôi (chuyên ngành Chăn nuôi hoặc chuyên ngành Công nghệ sản xuất thức ăn) sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lãnh vực nghiên cứu tại Đại học ngành thú y, viện nghiên cứu hoặc lãnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước như các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các công ty kinh doanh thuốc Thú Y, các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi Thú Y, các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, các trại chăn nuôi hoặc tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ : Thầy Bình, Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0983 504 890 (Thầy Bình)