Bác sĩ Thú y là gì? 04 Tố rất cần có để trở thành Bác sĩ Thú y

Trong thời đại hiện nay, thú cưng ngày càng được chúng ta quan tâm, yêu thương và đặt ra nhiều nhu cầu về sức khỏe, sắc đẹp của chúng nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà danh xưng Bác sĩ Thú y (veterinarian) đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Bài viết ngày hôm nay sẽ cho bạn đọc biết tất tần tật về ngành xoay quanh động vật này thú vị đến nhường nào nhé!

Bác sĩ Thú Y là gì?

Tuy không phải là ngành chăm sóc sức khỏe cho con người nhưng Bác sĩ Thú y vẫn luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Họ cùng những y tá, công cụ khoa học tiên tiến trong phòng khám hỗ trợ sẽ chăm sóc thương tích, điều trị các loại bệnh tật cho nhiều loài động vật. 

Để được hành nghề, các bác sĩ chuyên trị các “bé động vật” này cần phải sở hữu lượng kiến thức về các loại bệnh và cách chữa trị trên các loài động vật, kỹ năng chẩn đoán bệnh, cách thức sử dụng những loại vắc xin ngừa bệnh, điều độ, lượng dược phẩm, hóa chất khi tiêm phòng. 

Hoặc cung cấp đơn thuốc cho “những bệnh nhân này” hay cung cấp phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng cá thể trong từng trường hợp nhất định.

Bác sĩ Thú Y được chia thành nhiều mảng

Ngành y khoa nói chung công nhận thú y là một nhánh chính thức. Các bác sĩ thú y cũng được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên mảng công việc mà họ đảm nhiệm.

Một số sẽ chịu trách nhiệm khám chữa bệnh cho mọi loại động vật, điều trị tổng quát hoặc chỉ chuyên về các bệnh ngoại khoa như phẫu thuật. Số khác thì đảm nhận về một hoặc một vài chủng cụ thể như thú cưng trong nhà (chó, mèo, thỏ, két…), gia súc gia cầm (bò, gà, heo,…) hay động vật hoang dã (trăn, bò sát, báo,…).

Ngành Thú Y tại Việt Nam phát triển như thế nào

Ngành thú ý rất được quan tâm trong công cuộc hội nhập ngày nay

Tính đến nay, ngành Thú Y tại Việt Nam đã trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển. Ngành thú ý rất được quan tâm trong công cuộc hội nhập ngày nay bởi lẽ không chỉ phát triển chăn nuôi, bảo vệ và tăng thu nhập cho nông dân mà còn chăm lo phòng trừ dịch bệnh từ động vật lây sang người và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong đó, luật Chăn nuôi ngày càng được chăm chút về việc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi. Điều này cho thấy rằng Việt Nam đang dần trở nên vươn tầm với các cường quốc khi thay đổi theo hướng tích cực, quan tâm đến động vật nhiều hơn.

Ngành bác sĩ Thú Y lấy bao nhiêu điểm?

Trước khi tìm hiểu về điểm chuẩn của ngành thú y đặt ra, hãy điểm sơ qua các tổ hợp môn mà ngành quy định. Hiện nay hầu hết các trường đại học tuyển sinh ngành thú y thường sử dụng khối A (Toán-Lý-Hóa) và khối B (Toán-Hóa-Sinh) để làm tổ hợp môn xét tuyển là chủ yếu.

Với 2 năm trở lại đây, điểm chuẩn của ngành thú y trong năm 2022 dao động từ 15 điểm.

Làm nghề bác sĩ Thú Y có những điểm thú vị nào?

Bác sĩ thú y là một ngành cực kì thú vị để khám phá

Với đối tượng khám chữa bệnh không phải là con người mà lại là các loài động vật bé nhỏ, nghề bác sĩ thú y là một ngành cực kì thú vị để khám phá mà để kể về nó có rất nhiều câu chuyện rất hay, trải đều qua nhiều cung bậc cảm xúc với nhiều cấp độ. Từ vui cười ngả nghiêng cho đến những lúc đau chạnh lòng cũng không thiếu.

Gắn bó hơn với các loài động vật

Khi đến phòng khám, những bé thú cưng tung tăng chạy giỡn mừng rỡ trông rất cưng. Các bé có nhiều đặc điểm giống như một đứa trẻ. Với những ai yêu động vật thì không thể cưỡng lại được sự đáng yêu của những “bệnh nhân này”.

Lúc làm việc với những “vị khách” này là bạn chỉ nghe được những tiếng “gâu gâu”, “meo meo” hay gầm gừ ở các cao độ, trường độ khác nhau, diễn tả rất nhiều loại cảm xúc. Nét mặt của chúng đôi khi rất hài hước và cũng không kém phần đáng yêu.

Gắn bó hơn với các loài động vật

Bác sĩ Thú Y khiến bạn gắn bó hơn với các loài động vật

Bên cạnh đó, khi bạn tiếp xúc với chủ của các bé thú cưng này, câu chuyện giữa bạn và họ sẽ không bao giờ là nhàm chán bởi sự đồng điệu bên trong nhũng người cùng yêu động vật.

Mở rộng mối quan hệ xã hội

Do việc chăm sóc và chữa trị cho các “bệnh nhân nhỏ” này không chỉ đơn thuần diễn ra trong phòng khám. Đôi khi còn là tư vấn qua điện thoại, các trang mạng xã hội, hay trực tiếp trao đổi ở các sự kiện thú cưng,…

Chính vì thế mà các bác sĩ đây sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người làm tại các lĩnh vực khác nhau, có thêm nhiều bạn bè, xây dựng tốt mối quan hệ trong cộng đồng và xã hội, đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp.

Mở rộng mối quan hệ xã hội

Có cơ hội mở rộng mối quan hệ xã hội

Cuộc sống có ích và ý nghĩa hơn

Không chỉ trong phòng khám, khi đi trên đường và cứu chữa kịp thời những trường hợp đang thoi thóp, rơi vào tình trạng nguy hiểm. Điều này sẽ đem đến không chỉ là sự thanh thản trong cuộc sống mà còn là niềm vui nhỏ cho chính bản thân vị bác sĩ ấy khi làm thêm một điều có ích cho cuộc đời.

Việc lao động chân chính bằng chính sức lực của họ như thế vừa khiến bác sĩ thú y thấy bản thân mình có trách nhiệm vừa góp phần đóng góp cho xã hội. 

Được chọn lựa môi trường làm việc

Các bác sĩ tùy vào mong muốn cá nhân và nhu cầu riêng của mỗi người mà họ có thể tự do chọn lựa và thay đổi bởi nghề sẽ không ép buộc bạn vào trong một nơi nhất định. Môi trường làm việc của họ có thể là trung tâm cứu hộ động vật, viện nghiên cứu, phòng khám riêng,…

Rèn luyện được kỹ năng giải quyết vấn đề

Động vật không như chúng ta, chúng không thể lên tiếng trả lời khi được bác sĩ hỏi rằng “bệnh nhân đang bị đau ở đâu”. Do đó, bên cạnh lượng kiến thức cực kỳ sâu rộng, các bác sĩ thú y còn cần phải am hiểu tâm lý động vật để biết được “những em bé” này đang gặp vấn đề ở bộ phận nào bên trong cơ thể.

Như vậy sẽ tiến hành kịp thời các biện pháp chữa trị ở những thời khắc nguy kịch, khi bình phục lại sẽ kiểm tra tổng quát sau. Điều này rất có ích trong việc rút ngắn thời gian tầm soát tổng quan để kiếm bệnh của các bé, cứu chữa chúng kịp thời tại các giai đoạn quan trọng.

Để trở thành một bác sĩ Thú Y giỏi cần tố chất gì?

Bạn đang quan tâm và tự đặt ra thắc mắc rằng: “Vậy cần những tố chất gì để trở thành một bác sĩ thú y giỏi?” hay “Cần phải có các yếu tố như thế nào để theo ngành thú y?” thì phần tiếp sau đây sẽ gợi ý cho bạn ngay.

Trở thành bác sĩ giỏi

Làm thế nào để trở thành bác sĩ ngành Thú Y giỏi


Lòng nhân hậu

Dù có là bác sĩ cho người hay bác sĩ cho vật thì câu nói “Lương y như từ mẫu” luôn được đề cao hàng đầu. Đối với một nghề mà thường phải gặp nhiều trường hợp đáng thương từ mặt thể xác cho đến tinh thần, bác sĩ thú y cần đặt mình vào trong cả nỗi đau của “bệnh nhân” lẫn người nhà để cảm nhận và dốc toàn tâm toàn ý, toàn bộ sức lực và khả năng mà tận tình cứu chữa.

Vì thế để trở thành một bác sĩ trong ngành Thú Y giỏi, bên cạnh sở hữu lượng kiến thức uyên bác và thâm sâu thì còn cần phải có lòng tâm huyết yêu nghề, tính kiên trì dù gặp nhiều tình huống khó khăn đầy chông gai và thử thách hoặc thậm chí đau sót đến nhói lòng vẫn khong được lùi bước. 

Phải gồng chắc tay, cố gắng tìm ra cách giải quyết vừa tốt vừa phù hợp nhất trong từng trường hợp nhất định và luôn đặt tính mạng “bệnh nhân” lên hàng đầu cho dù có phải phẫu thuật cắt bỏ các chi hay những bộ phận bị hư. Bác sĩ Thú Y sẽ làm mọi cách trong khả năng có thể để thú cưng của bạn sống sót vượt qua cơn nguy kịch khi lâm vào tai nạn.

Có tính nhẫn nại

Với các loài vật, khi bị chấn thương hoặc bệnh, các bé sẽ rất quấy phá vì đau đớn và mệt mỏi. Chính vì thế mà chúng sẽ thường rất hung dữ, hoảng sợ và vùng vằng do khó chịu.

Lúc này đây, các bác sĩ phải hết sức bình tĩnh, kiên trì và nhẫn nại để lựa chọn phương pháp thích hợp cho việc điều trị. Phải thật điềm tĩnh và cực kì không nên nản chí hay cọc cằn bởi sự “không vâng lời” này.

Chẳng hạn như cần cạo lông và hoặc cần làm một vài xét nghiệm trước khi gây mê và tiến hành triệt sản thì với những bé “bất hợp tác”, các bác sĩ sẽ đổi quy trình thành tiến hành gây mê trước, sau đó sẽ cạo lông và làm xét nghiệm sau. Tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo quy trình thử máu sàng lọc và kiểm tra sức khỏe các bé phải trong mức ổn định để việc gây mê không gây ảnh hưởng tới cơ thể hiện tại.

Yêu động vật 

Làm bác sĩ Thú Y không thể không yêu động vật

Và tất nhiên là toàn bộ các bác sĩ thú y không ai là không yêu động vật. Chính bởi tình yêu to lớn đó mà họ đem lòng ngày đêm học tập và nâng cao kiến thức cũng như trau dồi kỹ năng thực hành mà tìm ra nhiều loại vắc xin, các cách chữa trị tân tiến nhất, sử dụng khoa học công nghệ để không chỉ riêng bản thân họ phát triển mà còn là nâng cao giá trị ngành nghề trong mắt bạn bè quốc tế.

Họ tích góp và đem lượng kiến thức đó để theo ngành theo nghề, dồn toàn tâm huyết cho xứng đáng với chức danh “bác sĩ thú y” và chiếc áo blouse trắng đang khoát trên người.

Khả năng quan sát tốt

Bác sĩ trong ngành thú y cũng cần có khả năng quan sát tốt

Muốn trở thành một bác sĩ giỏi thì không chỉ riêng nghề bác sĩ thông thường mà cả bác sĩ thú y cũng cần có khả năng quan sát tốt. Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết và quan trọng. 

Sự khéo léo và tinh tế khi chẩn đoán bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đúng đắn hay khi trong những tình huống nguy cấp thì yếu tố nhạy bén này sẽ giúp bác sĩ thành công cứu chữa kịp thời, nhận được sự biết ơn vô cùng lớn lao từ người nhà “bệnh nhân” và “bệnh nhân”.

Các dịch vụ ngành Thú Y

Đối tượng của ngành dịch vụ Thú Y bên cạnh thú cưng còn bao gồm nhiều giống loài khác chẳng hạn như gia súc, gia cầm. Đa dạng nhất là chó, mèo, thỏ, lợn kiểng,…. Công việc của bác sĩ trong ngành Thú Y là khi có các vấn đề chúng cần được thăm khám và chăm sóc thông qua các hình thức như sau:

Tư vấn Thú Y online

Các bác sĩ có thể tư vấn tình trạng sức khỏe của các bé thú cưng bằng các trang mạng xã hội hoặc qua đường dây nóng.

Bác sĩ sẽ linh động di chuyển nhiều nơi, thường sẽ đến và cấp cứu trong trường hợp “bệnh nhân” không thể được lay chuyển và phải giữ nguyên.

Dịch vụ khám bệnh tại nhà

Loại hình này sẽ đa dạng hơn bao gồm nhiều hình thức đáp ứng đủ nhu cầu cho người nhà “bệnh nhân” chọn lựa bao gồm:

  • Khám và chẩn đoán bệnh cho thú nuôi 
  • Chẩn đoán lâm sàng: làm xét nghiệm,điện tâm đồ, siêu âm, x- quang,… 
  • Điều trị bệnh, phẫu thuật: mổ lấy thai, triệt sản, giao phối sinh sản, cắt nối những tổn thương phần cứng như 4 chi, xương đuôi,… 
  • Tiêm phòng, tẩy giun phòng trừ bệnh 
  • Chăm sóc thú cưng nội trú 
  • Thẫm mỹ – làm đẹp 
  • Xuất nhập cảnh

Lương của bác sĩ Thú Y là bao nhiêu?

Hiện tại mức lương trung bình cho sinh viên mới tốt nghiệp của ngành Thú Y dao động từ 5-7 triệu/tháng. Đối với những sinh viên năng động trong ngành kèm các công việc liên quan đến kinh doanh thuốc Thú Y hoặc thức ăn chăn nuôi sinh viên có thu nhập rất cao từ 15-20 triệu/tháng.

Để nói đến mức lương tầm trung của 1 bác sĩ Thú Y thường sẽ dao động trong khoảng khoảng 10-15 triệu/tháng. Cụ thể lương khởi điểm các khu vực thành thị như tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…cho vị trí này có thể đạt từ 7 – 25 triệu đồng. 

Bác sĩ Thú Y khá có nhiều mức lương

Một bác sĩ Thú Y có lương tâm nghề nghiệp sẽ được nâng cao danh tiếng và tất nhiên mức lương cũng sẽ vượt trội hơn so với con số nêu ra ở trên. Thế nhưng ở nhũng khu vực còn chưa phát triển nhiều như nông thôn, các nơi tuyển dụng bác sĩ Thú Y mở ra còn hạn chế chỉ để phục vụ vật nuôi tại các trang trại là chủ yếu… thì mức lương bác sĩ Thú Y ở đây sẽ được tuyển dụng với mức thấp hơn, rơi vào khoảng  từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, bên cạnh mức lương cao lẫn cơ hội làm việc tốt như vậy thì hệ lụy của việc phẫu thuật hay chữa trị bệnh cho những chú chó, mèo “cưng” cũng rất nan giải.

Các bác sĩ Thú Y cần bàn bạc và thương lượng rõ về bệnh tình cũng như phương pháp điều trị, tỉ lệ thành công và chuẩn đoán bệnh cho chó mèo rõ ràng. Tránh những điều tiếng xấu làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiếng tăm của bản thân hay cơ sở.

Địa chỉ nộp hồ sơ: Thí sinh gửi hồ sơ chuyển phát nhanh qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ Đại học Thú Y Hà Nội theo địa chỉ: Thầy Bình,  Số 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0983.504.890 Thầy Bình

Đăng ký trực tuyến

Sơ đồ đường đi